• Trang Chủ              
  •      Phim hoạt hình

  • Vui Học Tiếng Anh       
  •        Kĩ năng sống

  •         Góc tư vấn

  • Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

    CÁC BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ LÀM PHIM HOẠT HÌNH VỚI PHẦN MỀM CRAZYTALK ANIMATOR

    GIAI ĐOẠN 1: TRƯỚC KHI LÀM PHIM HOẠT HÌNH

    Không phải chỉ với hoạt hình 3D mà 2D animation cũng cần phải trải qua những bước này trước khi làm một bộ phim hoạt hình. Bạn biết đó là gì không? Bộ phim thành công hay không, không chỉ nằm ở hiệu ứng, cảnh quay mà phần lớn nằm ở nội dung, ý tưởng. Đây là bước đầu tiên trong quá trình sản xuất phim hoạt hình, và cũng là bước quan trọng nhất. Nó bắt đầu với ý tưởng chủ đạo – cái mà ban đầu được tạo ra từ một câu chuyện đầy đủ, sau đó, một khi câu chuyện đã được hoàn tất, những thứ khác như kịch bản, trình tự chụp và góc quay mới có thể được tiến hành.
    Một số thành bước diễn ra trong giai đoạn này bao gồm: viết kịch bản, vẽ câu chuyện, bố cục, góc quay.
    1. Viết kịch bản
    Như các bạn cũng biết, bộ phim nào cũng cần phải có nội dung và ý tưởng. Chính vì thế, kịch bản dường như là khâu chủ chốt của một bộ phim hoạt hình.
    Ý tưởng là gì? Đó là hệ thống bao gồm nội dung, tình tiết câu chuyện, nhân vật, tính cách, lời thoại, ý tưởng góc quay, diễn biến tâm trạng. 
    2. Vẽ câu chuyện (Storyboard)
    Vẽ câu chuyện là gì? Và có vai trò gì?


    Storyboard là việc bạn khắc họa kịch bản thành bản vẽ củ thể. Storyboard giúp bạn hình dung ra khung cảnh, diễn biến câu chuyện. Nó thể hiện chi tiết hiện trường và những thay đổi trong các hình ảnh động, thường kèm theo ghi chú văn bản mô tả những điều xảy ra trong khung cảnh đó, ngoài ra Storyboard còn giúp bạn hình dung ra góc quay, chuyển động của máy ảnh. Để các khâu sản xuất được dễ dàng, nhanh chóng hơn, bạn nhớ vẽ Storyboard càng chi tiết càng tốt nhé. Không nhất thiết bạn phải vẽ đẹp nhưng cần vẽ chi tit hành động của nhân vật đi kèm với lời thoại.
    Đối với những bạn đã thành thạo có thể bỏ qua bước này!
    3. Tạo hình nhân vật (Modeling)


    Bước này là bước tạo hình nhân vật, vẽ cảnh vật. Nếu như bạn muốn làm một bộ phim hoạt hình từ A-Z thì bạn sẽ cần có kỹ năng vẽ rất tốt để thực hiện bước này. Còn nếu bạn không biết vẽ thì Crazytalk Animator có cung cấp cho bạn rất nhiều nhân vật và bối cảnh có sẵn nhé. Chỉ việc kéo thả và lựa chọn những nhân vật, bối cảnh phù hợp mà thôi.
    4. Tạo khớp cho nhân vật (Rigging)
    Nếu các bạn vẽ một nhân vật mới hoàn toàn thì bước Rigging là không thể thiếu để khiến nhân vật có thể cử động được sau đó. Bước này dịch ra là tạo xương cho nhân vật. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh khung xương của nhân vật để phù hợp với hoạt cảnh, chuyển động mà bạn mong muốn.


    GIAI ĐOẠN 2 KHI LÀM PHIM HOẠT HÌNH: TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

    1. Lồng tiếng cho nhân vật (Recording)
    Trước đây mình thường bắt đầu bước này trước khi làm storyboard nhưng theo một số tài liệu mình đọc thì bước này có thể được đặt trong giai đoạn trong sản xuất. Từ việc tìm hiểu kịch bản, chuẩn bị Storyboard, bạn có thể ghi âm từng đoạn hội thoại hoặc giọng kể ở trong bộ phim hoạt hình bạn. Thậm chí, khi bạn quên mất một vài câu thoại, bạn hoàn toàn có thể ghi âm và bổ sung vào bối cảnh.
    2. Tạo hành động (Animating)
    Đây là bước diễn hoạt cho nhân vật, và sẽ là lúc bạn cần phải sử dụng phần mềm làm phim hoạt hình nhiều nhất. Nếu giai đoạn này mà không có các công cụ hỗ trợ như Crazytalk Animator thì việc làm phim hoạt hình sẽ mất nhiều thời gian như thế nào khi bạn phải vẽ từng hành động của nhân vật?

    GIAI ĐOẠN 3 KHI LÀM PHIM HOẠT HÌNH: SAU SẢN XUẤT

    1. Chèn nhạc nền cho phim
    Đây là bước thêm nhạc nền hoặc những hiệu ứng âm thanh cho bộ phim để tăng thêm phần sống động. Mặc dù Crazytalk Animator cũng có chức năng thêm nhạc nền, thêm hiệu ứng tuy nhiên mình khuyên các bạn nên xử lý bước này ở một phần mềm dựng phim chuyên nghiệp như Adobe Priemiere hay Sony Vegas thì sẽ dễ xử lý và điều chỉnh hơn.
    2. Texture, Lighting
    Một số bước cuối cùng trước khi cho sản phẩm ra lò đó là điều chỉnh về màu sắc, ánh sáng bằng các phần mềm dựng phim như Adobe Priemiere, Adobe After Effect để khiến cho bộ phim của bạn sắc nét và thu hút hơn nhé. Bước này tuy nhỏ thôi nhưng vô cùng quan trọng đó. Ví dụ như bạn muốn làm một đoạn phim hoạt hình về thời xưa thì chắc hẳn màu phim cũng nên có màu hơi nâu nâu, hoài cổ…
    Hình ảnh có liên quan
    (Sưu tầm)

    1 nhận xét:

    1. Khoa Nhi tại Đa khoa Phương Nam với sứ mệnh thăm khám – điều trị bệnh lý cho trẻ em từ 0 – 17 tuổi. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố,… và phương pháp điều trị an toàn, hạn chế thuốc sẽ là địa chỉ đáng tin cậy cho bậc cha mẹ khi cho con đến kiểm tra tại đây.
      >>> Trị các bệnh nhi hiệu quả tại phòng khám Đa khoa Đà Lạt

      Trả lờiXóa