• Trang Chủ              
  •      Phim hoạt hình

  • Vui Học Tiếng Anh       
  •        Kĩ năng sống

  •         Góc tư vấn

    • PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC - LỢI ÍCH CỦA BƠI LỘI

      Bạn chưa biết bơi? Bạn đang không có động lực để học bơi? Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của bơi lội để tăng độg lực nào!

    • SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI AN TOÀN

      Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân với người lạ qua mạng xã hội!

    • HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

      Giải thích hiện tượng "Các mùa trong năm" - "Ngày đêm dài ngắn theo mùa và vĩ độ"

    • NẠN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG HOÀNH HÀNH

      Bạo lực học đường đang là vấn đề đáng để quan tâm của xã hội hiện nay. Hãy xem để hiểu tác hại của nó nhé!

    • TÁC HẠI CỦA TÚI NILON LÀ GÌ?

      Bạn có tham gia Cuộc chiến "Trộm nhựa" đang hot gần đây? Hãy xem để hiểu rõ hơn về tác hại mà túi nilon gây ra cho môi trường và cùng hành động vì tương lai xanh nhé!

    Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

    Xem Video và Xử Lí Tình Huống


    Tình Huống 1

    Theo bạn, bạn gái trong đoạn clip trên có nên gửi thông tin cá nhân của mình cho người lạ như vậy hay không?

    • Việc làm đó là bình thường, vì họ đã làm quen với nhau rồi
    • Không nên vì chưa biết rõ người đó là ai, như thế nào

    Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn

    Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

    QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG

    1. Ứng xử đối với thầy giáo, cô giáo và thầy cô trong Ban Giám hiệu  học sinh  luôn bày tỏ sự kính trọng, lễ phép với Thầy/Cô

            Chào hỏi khi Thầy Cô vào lớp, cả lớp đứng dậy, đồng loạt không chờ lệnh . Khi Thầy/Cô chào từ giã, cả lớp đứng lên chào trong im lặng, trang nghiêm. .

    -           Khi được Thầy/Cô hỏi đến, phải bắt đầu bằng lời: “Thưa thầy, thưa cô” nội dung phát biểu, trả lời lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn. Giữ thế người đứng thẳng, trong lúc phát biểu không thô lỗ, cộc lốc. Không sử dụng các động tác của cơ thể gây phản cảm (búng tay, đấm lưng nhau, trố mắt, hò hét, kéo dài giọng, chỉ trỏ, bình phẩm...) Biết nói lời: “Xin cám ơn Thầy,/ Cô” , sau khi được Thầy, Cô góp ý, hoặc khen tặng. Nếu được trao đổi thân thiện phải giữ khoảng cách thầy trò, tránh giải đải, lạm dụng trường hợp không cùng quan điểm, nên chờ Thầy /Cô phát biểu xong, em sẽ xin góp ý.


    -           Nghĩa cử học sinh đối với Thầy/Cô giáo ngày 20/11 Hỏi thăm sức khỏe, tổ chức tập thể tặng hoa quý Thầy/Cô nhân ngày 20/11. Quà biếu cá nhân chỉ giúp quý Thầy/Cô gặp khó khăn. Quan tâm thăm viếng vấn an giáo viên cũ.

    -          Đối với Thầy/Cô giáo cũ, các em thăm hỏi sức khỏe, quan tâm tình cảm thầy trò.

    -        Ứng xử khi mắc lỗi, làm phiền Thầy /Cô giáo. Can đảm nhận lỗi, nói lên những điều lỗi lầm mắc phải nói lời xin lỗi chân thành, “Xin Thầy/Cô tha lỗi cho em” Nếu không nói được, phải tìm cách gặpThầy/Cô để nhận lỗi.

    -         Ứng xử giữa học sinh và cán bộ, nhân viên nhà trường Trong giao tiếp em chào hỏi lịch sự với cán bộ, nhân viên nhà trường

    -         Cách xưng hô thân thiện, lịch sự Học sinh xưng hô “em và thầy cô” với cán bộ quản lý.   Xưng hô “em và thầy cô” với giáo viên được phân công làm hành chánh.

    2. Ứng xử với khách đến thăm trường thân thiện, lịch sự chào đón, bảo vệ uy tín nhà trường
    -          Đối với đoàn khách của ngành giáo dục Chào kính như thầy/Cô trong lớp học, ngoài hành lang và sân trường yêu cầu các ý kiến phát biểu phải có tính đại diện tập thể. Khi được hỏi riêng phải lịch sự và thành thật trả lời không tìm cách quan hệ riêng, gây hiểu lầm.

    -          Đối với khách là cán bộ cơ quan, là phụ huynh đến trường Chào kính lịch sự bằng cách cúi đầu, tươi cười thân thiện.  
    3. Ứng xử giữa học sinh và học sinh  trong sáng, chân tình quan tâm nhau, khi tranh cải phải biết lắng nghe
    -         Quy định về cách xưng hô giữa các học sinh với nhau gọi nhau bằng tên thật, xưng là tôi và bạn/anh/chị. Không gắn thêm tiếng lóng vào tên bạn, biểu thị đặc điểm gia đình, cá tính, khuyết điểm.

    -         Ứng xử đối với bạn có hoàn cảnh kinh tế và tình cảm gia đình khác biệt nhau. Không kỳ thị, phân biệt hoàn cảnh kinh tế gia đình giữa các học sinh với nhau  không xua nịnh a dua, rủ rê, lợi dụng các bạn có hoàn cảnh gia đình khá giả. Không bỏ rơi mà luôn quan tâm các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Phải chia sẻ và động viên giúp những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

    -         Sinh hoạt và học tập với học sinh không cùng dân tộc, tôn giáo luôn đối đãi bình đẳng với những bạn học là người dân tộc,tôn giáo khác biệt thân thiện tự nhiên, không e ngại, tiếp xúc, trao đổi trong học tập, sinh hoạt.

    -          Đối xử với bạn có vấn đề về thể chất, khuyết tật phải giúp bạn chân tình, không e ngại, không đòi hỏi thù đáp, biết ơn. Trong khả năng và hoàn cảnh của mình, chân thành nghĩ về cách giúp bạn Vận động các bạn khác giúp bạn đang yếu đuối, khuyết tật vươn lên. Chú trọng giúp bạn tiến bộ kịp các bạn khác trong học tập.

    -          Ứng xử với bạn học khác giới gặp bạn khác giới mà mình để ý, học sinh phải giữ bình tĩnh, lịch sự. Đảm bảo tôn trọng, nhã nhặn, không vồ vập, săn đón, điệu bộ quá mức. Không tìm cách thể hiện tình cảm trong khuôn viên học đường. Không cố ý trêu chọc, gây hiểu lầm hoặc bày tỏ tình cảm giữa đám đông Tình cảm với bạn khác phải được giới hạn ở nét đẹp của tuổi học trò. Không để quan hệ tình cảm bỏ rơi sứ mệnh học tập, phát triển nhân cách.

    -         Đối với những bất đồng, mâu thuẫn với bạn học không cố tình gây sự, tạo những mâu thuẫn không hay với các bạn học. Nếu thấy có mâu thuẫn thì trình bày với người bạn thứ ba thân quen cả hai bên chia sẻ; Không được tự giải quyết, một cách manh động, thách thức, hiếu thắng. Nên nhờ giáo viên chủ nhiệm, tư vấn viên học đường phân giải.

    -         Ứng xử khi thăm bạn học bị bệnh, gặp tai nạn ,tổ chức thăm hỏi tập thể khi bạn bị bệnh/tai nạn. Khi thăm hỏi, giúp đỡ bạn phải chân thành, tế nhị, vấn an tình trạng sức khỏe. Không xa lánh coi thường người bị bệnh, người bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn; Phải có thái độ vui vẻ, chân tình chúc bạn vượt qua bệnh tật, tai nạn.

    -         Ứng xử khi gặp lại bạn học thân quen từ lâu dù ở sân trường hay ngoài xã hội, chào mừng thân mật, không gây ồn ào náo động.
    4. Ứng xử của học sinh trong nhà trường khi đến trường học sinh phải thực hiện đúng nội quy nhà trường.
    -          Hoạt động trong giờ ra chơi, trong sinh hoạt ngoài giờ nói chuyện, trao đổi với bạn bè phải chân thành, thẳng thắn, Ôn tồn, không cãi vã, chê bai, dè bỉu, xúc phạm, Trong hoạt động vui chơi không manh động khi tranh luận, phải biết lắng nghe,không ngắt lời. Tất cả phản hồi, góp ý phải mang tính xây dựng, tôn trọng ý kiến của bạn.

    -          Trong lớp học, giờ lên lớp của Thầy/Cô, giờ tự quản nghiêm túc học tập, không bỏ học, bỏ giờ đến lớp trang phục chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, đẹp và giản dị. Mặc đồng phục và đi giầy thể thao trong buổi học thể dục. Giữ trật tự trong lớp học, dù có Thầy/Cô quản lý hay không. Tôn trọng lệnh của ban cán sự lớp trong giờ tự quản. Không bao che bạn vi phạm trong lớp học và thi cử.

    -           Ứng xử tại thư viện, phòng y tế... Khi mượn đồ dùng học tập, tài liệu, sách báo cần trả đúng hẹn. Khi bệnh đột xuất, tìm cách liên hệ y tế học đường giúp đỡ kịp thời; Đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân và tránh làm lây lan bệnh cho người khác. Có điều gì ưu tư, mạnh dạn đăng ký riêng với tư vấn viên học đường; Đảm bảo thái độ nghiêm túc, không làm ảnh hưởng nhiều đến giờ học.

    -           Nhắc nhở và giúp đỡ nhau những điều nên làm và không nên làm cần hiểu biết về luật pháp, về đời sống, tập tục địa phương về tình yêu quê hương, về nghĩa vụ đối với tổ quốc cần hiểu biết về an toàn tình dục và sức khỏe sinh sản. Không viết vẽ bậy, tránh khạc nhổ, ho hen trước mặt đám đông. Không ăn quà vặt, xả rác, nói chuyện riêng trong giờ học.

    -          Những điều ngăn cấm trong trường học không sử dụng điện thoại, không mang những vật sắc nhọn, vũ khí, hóa chất dễ cháy nổ vào trường không uống rượu bia, mang vào nhà trường chất kích thích tránh phổ biến tài liệu phản động, đồi trụy qua sách báo, mạng internet, ... Mạnh dạn tố cáo những trường hợp trên.
    5. Ứng xử với gia đình “Em luôn thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ luôn hòa thuận với anh chị em trong gia đình ”
    -          Ứng xử với cha mẹ, ông bà trong gia đình Biết chào mời thưa gởi kính trọng cha mẹ, ông bà khi đi, về, lúc ăn uống trao đổi, xây dựng ước mơ, bày tỏ khả năng với cha mẹ. Các em làm trò vui, khoe thành tích, khi gia đình không vui. Khi gia đình khốn khó, em tình nguyện, siêng năng phụ việc nhà.

    -          Ứng xử với anh chị em trong gia đình luôn tôn trọng anh chị, thương yêu, nhường nhịn các em nhỏ, Đảm bảo trật tự thứ bậc,dù tuổi tác anh chị em không cách xa nhau. Khi mâu thuẫn, phải tìm cách tự hòa giải, hoặc nhờ cha mẹ.anh chị giúp đỡ. Cùng nhau làm việc nhà giúp cha mẹ, chăm chỉ, hợp tác không so bì. Lúc nào cũng cố gìn giữ gia phong, tô thắm mái ấm gia đình.

    -          Ứng xử với bà con họ hàng, huyết thống xưng hô đúng thứ bậc, trong quan hệ gia tộc theo phong tục quan tâm, chăm sóc, cô chú, dì dượng, ông bà lớn tuổi, nhường nhịn anh chị họ, anh chị bạn dì, bà con cùng trang lứa chia vui, sẻ buồn, an ủi chân thành với mọi người thân tộc, bà con.

    -           Ứng xử với khách đến nhà  đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở, lắng nghe. Nếu không phải là khách của mình, em sẽ mời đúng người ra tiếp khách Em và mọi người còn lại trong nhà, hoạt động nhẹ nhàng, phụ việc tiếp khách luôn tôn trọng nội dung đàm luận giữa khách và người nhà đang tiếp khách .
    6. Ứng xử với mọi người nơi cư trú: lịch sự, ân cần, sẵn lòng giúp đỡ; tránh gây xích mích mâu thuẩn. Hằng ngày gặp nhau chào hỏi, tươi cười, kính trên, nhường dưới. Đặc biệt coi trọng trẻ em. Đối với các cụ già, cần được các em giúp đỡ, trò chuyện. Trong sinh hoạt không gây ồn ào, mất vệ sinh chung, ảnh hưởng hàng xóm không vi phạm các qui định đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.
    7. Ứng xử trong sinh họat nơi công cộng đường phố, nhà ga, bến xe, rạp hát... Tôn trọng quy định chung, sinh hoạt đúng giờ, biết chờ đợi và nói lời xin lỗi, cám ơn. Chấp hành tốt giờ giấc sinh hoạt tập thể, biết giữ trật tự, vệ sinh chung khi làm phiền người khác hoặc gây ra sự cố, phải nói lời xin lỗi chân thành và tự nhiên nói lời cám ơn khi được giúp đỡ, phục vụ. Biết sắp hàng chờ đợi, không chen lấn, xô đẩy, trêu ghẹo, nói năng to tiếng. Không vứt rác, không hút thuốc lá, leo trèo cây xanh, lan can cầu đường nguy hiễm khi ở tập thể, phải đảm bạo trật tự, ngăn nắp, tôn trọng, hòa thuận với mọi người.

    18 CÁCH GIÚP BẠN GIẢM CĂNG THẲNG HIỆU QUẢ

    Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn làm điều gì đó hay nói lời không nên khiến người khác bị tổn thương, để sau đó cảm thấy hối hận, thậm chí còn tệ hơn nữa là ‘đốt cháy’ hoàn toàn mọi thứ bởi tính tình nóng nảy và sự phẫn nộ của mình.
    Những phương pháp sau đây sẽ giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh và xoa dịu tinh thần mỗi khi bị căng thẳng hoặc lo lắng.
    1. Cất tiếng hát

    Hãy hát lên cho dù bạn không phải là chú chim họa mi, vì lợi ích của nó có thể làm bạn bất ngờ. Nghiên cứu của Nhật Bản về sức khoẻ của người già, nhận thấy sau khi một nhóm người cao tuổi ca hát, mức độ căng thẳng của họ giảm đi và tâm trạng của họ cải thiện rõ rệt mặc dù họ không phải là những người yêu thích ca hát.
    2. Cười tươi

    Bệnh viện Mayon nhận thấy cười tươi và hài hước không chỉ hữu ích trong việc giúp bạn xoa dịu nỗi đau thể chất, tăng cường hệ miễn dịch tạo ra sự kết nối với người khác, mà còn là phương pháp hiệu quả giúp bạn đương đầu với lo âu và trầm cảm.
    Cười mang lại nhiều tác dụng tốt không ngờ cho sức khỏe  
    3. Mát-xa cơ thể 


    Nghiên cứu của trường Đại học Miami năm 2005 đã chỉ ra mức cortisol do cơ thể tạo ra do gặp phải tình huống sợ hãi hoặc căng thẳng giảm đi rõ rệt khi sử dụng liệu pháp mát-xa.
    4. ‘Quét tinh thần’ toàn thân
    Người đồng sáng lập về phương pháp thiền định của Headspace, ông Andy Puddicombe cho rằng nếu bạn bị stress hãy nhắm mắt lại trong vòng 30 giây, ‘quét tinh thần’ nhanh toàn bộ cơ thể của bạn từ trên đỉnh đầu xuống đến ngón chân. Làm như vậy sẽ chuyển dịch sự tập trung vào các giác quan, bạn sẽ thôi suy nghĩ về vấn đề đang gây căng thẳng, chuyển sự chú ý vào cơ thể, và nó sẽ giúp bạn tĩnh tâm lại.
    5. Bày tỏ lòng biết ơn

    Hãy viết nhật ký lưu lại những lần bạn cảm thấy biết ơn ai đó, hay điều gì đó, để mở nó ra xem mỗi khi bạn cảm thấy lo âu và tinh thần suy sụp. Nghiên cứu của trường đại học California San Diego nhận thấy người luôn cảm thấy biết ơn có trái tim khỏe mạnh hơn.
    Tác giả Paul J. Mills nói với tờ Today rằng những người này thường “cảm thấy hạnh phúc hơn, tâm trạng ít trầm cảm, ít mệt mỏi và ngủ ngon hơn,” và “càng biết ơn, tôi càng cảm thấy bản thân kết nối tốt hơn với môi trường xung quanh. Điều này trái ngược với những gì mà căng thẳng tạo ra.”
    6. Hít thở thật sâu

    Đại học Y Harvard khuyên bạn hãy chọn nơi mà bạn cảm thấy yêu thích để thư giãn và có thể khiến tinh thần minh mẫn hơn. Ban đầu, hãy hít thở bình thường, sau đó hít thật sâu, hít vào từ từ qua mũi để giúp ngực và bụng dưới của bạn phồng lên, khi ấy phổi của bạn sẽ lấy đủ oxy. Đại học Harvard còn nói thêm: Hãy để bụng của bạn mở rộng hết cỡ, rồi hãy từ từ thở ra bằng miệng (hoặc mũi nếu bạn cảm thấy như thế tự nhiên hơn).
    7. Hương thơm
    Một vài hương thơm có khả năng đánh bại sự căng thẳng, như hoa oải hương, chanh và hoa lài, tất cả đều giúp chúng ta  giảm nhẹ sự lo âu và căng thẳng. Dầu oải hương đôi khi cũng được dùng để trị bệnh nhức đầu.
    8. Đếm từ 1 đến10
    Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm Hoa Kỳ khuyên bạn hãy đếm từ 1 đến 10 hoặc đến 20 để bạn tập trung tâm trí vào điều gì đó thay vì vào vấn đề gây căng thẳng. Rất đơn giản, bạn hãy thử nghiệm ngay lúc này.
    9. Nghỉ ngơi đôi chút
    Trong ngày, nếu thấy căng thẳng hãy nghĩ đến việc ngủ trưa hay trở về nhà sớm hơn một chút để đi ngủ sớm hơn. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ cho là khi chúng ta không ngủ đủ và ngon giấc, cơ thể chúng ta không nhận được đầy đủ các lợi ích của giấc ngủ, ví dụ như giảm việc đau cơ và củng cố trí nhớ. Chất lượng giấc ngủ vô cùng quan trọng, bởi lẽ nếu ngủ ít hoặc ngủ không ngon giấc có thể khiến suy giảm trí nhớ, khả năng phán đoán và tâm trạng.
    10. Uống nước


    Hiệp hội trên cũng nhận thấy rằng cà phê và những thứ có chứa cồn làm mất nước khiến bạn cảm thấy khó chịu, run rẩy hoặc căng thẳng, thậm chí nó có thể gây ra tinh thần hoảng loạn. Thay vào đó, bạn hãy uống nước lọc để giúp cơ thể giữ nước.
    11. Giữ ấm đôi tay
    Khi bạn thực sự lo lắng, máu dẫn về các cơ bắp lớn nhất của cơ thể khiến cho chân của bạn bị lạnh. Nhà tâm lý học thần kinh Marsha Lucas cho hay “thậm chí chỉ cần hình dung ra bàn tay ấm áp đã đủ để giúp bạn loại bỏ phản ứng tiêu cực.”
    12. Nhai kẹo cao su
    Một nghiên cứu của Úc cho thấy nhai kẹo cao su có liên quan đến việc giảm căng thẳng và lo lắng, mức độ tỉnh táo sẽ cao hơn và cải thiện khả năng tập trung.
    13. Một cái ôm
    Đại học Carnegie Mellon năm 2005 nhận thấy những cái ôm thực sự giúp giảm nguy cơ mắc cảm lạnh và lo lắng. Giáo sư tâm lý học Sheldon Cohen nhận định việc ôm một người nào đó đang bị căng thẳng sẽ giúp họ khỏi nguy cơ bị cảm lạnh. Cái ôm biểu đạt sự thân tình và tạo ra cảm giác như người kia đang ở đó giúp đỡ bạn khi bạn lâm vào tình cảnh tồi tệ.
    Giáo sư tâm lý của Đại học Carnegie Mellon cho biết thêm: “Chúng ta dễ bị bệnh khi chúng ta bị stress, vì nó tạo ra những cảm xúc tiêu cực, kích hoạt hệ thống stress sinh học của cơ thể, mà hệ thống này lại liên quan chặt chẽ đến hệ miễn dịch và tim mạch. Bởi vậy, việc tạo ra những rung cảm tích cực sẽ giúp bạn chống lại căng thẳng. Chúng tôi nhận thấy cái ôm là một cách cách truyền tải sự tin cậy, quan tâm và yêu thương [đến những người đang ở trong hoàn cảnh tồi tệ].
    14. Ăn thực phẩm có chất chống oxy hoá
    Trường Đại học Y Dược Harvard chỉ ra nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hoá như đậu, táo, mận, quả mọng, quả óc chó, bông cải xanh và atisô có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng căng thẳng và lo âu.
    15. Bộc bạch
    Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ khuyên rằng một trong những cách quan trọng giúp bạn giữ bình tĩnh nếu bạn bị căng thẳng là giãi bày với ai đó. “Khi bạn chia sẻ mối quan tâm hoặc cảm xúc của mình sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Nhưng điều quan trọng là người mà bạn chọn để nói chuyện phải là người bạn tin tưởng, có thể thấu hiểu và chấp nhận bạn.”
    16. Tập thể dục


    Bệnh viện Mayo nhận định tập thể dục sẽ giúp sản xuất ra chất endorphin, chất này có thể làm giảm triệu chứng lo âu và trầm cảm cũng như cải thiện giấc ngủ.
    17. Giảm sử dụng hoặc tắt điện thoại 
    Màn hình điện thoại ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ do ánh sáng màu xanh khó chịu phát ra từ màn hình. Giáo sư tâm lý học Đại học Dominguez Hills (California) viết một nghiên cứu liên quan đến giấc ngủ và lo âu. Ông cho rằng sinh viên lo lắng nhiều hơn khi suốt ngày họ để điện thoại kế bên và thức giấc thường xuyên giữa đêm kiểm tra điện thoại. Và “càng sử dụng nhiều điện thoại thông minh vào ban ngày, thì càng hay thức giấc vào ban đêm, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bạn.”
    18. Tắm nước nóng
    Tắm nước nóng, một phương pháp đơn giản nhưng có rất nhiều tác dụng. Nó giúp đào thải chất độc tốt hơn, thư giãn cơ bắp, phân phối lại nhu cầu oxy cho cơ thể, giảm đau nhức thân thể, đau lưng và sự mệt mỏi do làm việc quá tải,… ngoài ra còn giúp giải tỏa căng thẳng. Nhưng lưu ý cần điều chỉnh để nhiệt độ nước tắm phù hợp với thời tiết và cơ thể mỗi ngườ

    TÌNH HUỐNG 10

    Do va chạm xích mích, một số học sinh lớp khác đến chờ lúc tan học sẽ đánh một học sinh lớp bạn. Vô tình biết được thông tin này, bạn sẽ ứng xử như thế nào?


    TÌNH HUỐNG 9

    Trong giờ kiểm tra ôn Toán, một học sinh có ý thức kém ở trong lớp đòi muợn bài kiểm tra em để chép. Em không đồng ý vì sợ
    bị thầy phát hiện.Vì không đạt được mục đích bạn học sinh đã đe dọa khi hết giờ sẽ dạy cho em một bài học. Em sẽ xử lí như thế nào?



     

    TÌNH HUỐNG 8

     Giờ ra chơi, nhóm con trai túm tụm ‘chém gió’ về chủ đề ‘đàn ông đích thực’. Ai cũng sôi nổi khoe ‘ chiến tích’ của mình về việc đã hút được bao nhiêu loại thuốc lá xịn, rượu mạnh ; được đi bao nhiêu loại xe đẳng cấp nào, ‘cưa đổ’ và ‘khám phá’ được bao nhiêu cô gái… Bảo được cả nhóm ngưỡng mộ vì có ‘nhiều chiến tích hiển hách’, Hoàng đang đứng nghe thì Bảo một tay đưa cho Hoàng điếu thuốc, tay kia thì bật lửa, mặt hơi vênh lên, ra ý mời Hoàng hút thuốc. Hoàng lắc đầu. Bảo nói : ‘Chưa bao giờ thằng Bảo  này mời cái gì mà ai dám từ trối đâu nhé ! Thuốc lá xịn, người mời thì đẳng cấp mà vẫn không được à ? Hay cậu ‘có vấn đề’, không phải ‘X-men’. Cả nhóm cười ha hả, bảo Hoàng rằng nếu cậu không hút thì ra kia mà nhảy dây với bọn con gái cho ‘trong sạch đội hình X-men’.
    Nếu là Hoàng, bạn sẽ cư xử ra sao ?